I. Giới thiệu

  • Hiện nay, vạn vật kết nối Internet (IoT) đang là một xu hướng phát triển trọng điểm của ngành Công nghệ Thông tin. Điều này dẫn đến số lượng dữ liệu ngày càng tăng lên tạo ra lượng dữ liệu rất lớn hay siêu dữ liệu (bigdata). Việc xử lý, phân tích và biểu diễn những dữ liệu này đặt ra những thách thức cho ngành Công nghệ Thông tin.

  • Phân tích dữ liệu (data analysis) là một quá trình kiểm tra, làm sạch, chuyển đổi và mô hình hóa dữ liệu với mục đích khám phá ra những thông tin hữu ích, những gợi ý hỗ trợ cho việc đưa ra những quyết định, kết luận. Phân tích dữ liệu có nhiều khía cạnh và nhiều cách tiếp cận khác nhau, bao gồm các kỹ thuật đa dạng dưới nhiều tên khác nhau ứng dụng trong các lĩnh vực kinh doanh, khoa học, xã hội...

  • Hình dung hoá dữ liệu (data visualization) đưa ra các kỹ thuật được sử dụng để biểu diễn dữ liệu như các đối tượng thị giác (điểm, đường, biểu đồ...). Nó liên quan đến việc tạo ra và nghiên cứu cách biểu diễn dữ liệu một cách trực quan, nghĩa là thông tin (dữ liệu) được biểu diễn dưới dạng sơ đồ, chứa các thuộc tính hoặc các biến cho các đơn vị dữ liệu. Hình dung hoá dữ liệu giúp người dùng phân tích và lý luận về dữ liệu để đưa ra được những bằng chứng hỗ trợ cho việc đưa ra những quyết định nghiệp vụ hay kinh doanh. Nó làm cho dữ liệu phức tạp có thể truy cập, dễ hiểu và có thể sử dụng được. Hình dung hoá dữ liệu là một môn khoa học và là một nghệ thuật.

  • Biểu diễn dữ liệu: Mục tiêu chính của việc hiển thị dữ liệu là truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả nhất thông qua đồ hoạ, đồ thị...Ở đây tôi sẽ tìm hiểu hai công cụ hỗ trợ phân tích, hình dung hoá dữ liệu là Google Data Studio CARTO.

II. Google Data Studio

  • Google Data Studio là một công cụ của Google, hỗ trợ bạn tạo các báo cáo và Dashboards (các bảng điều khiển) động một cách trực quan và sinh động. Với Data Studio, bạn có thể dễ dàng kết nối với nhiều nguồn dữ liệu (có sẵn hoặc tạo mới), hình dung hoá dữ liệu của bạn một cách trực quan và sinh động thông qua sự tương tác giữa các báo cáo và các bảng điều khiển, chia sẻ và cộng tác với người khác (đồng nghiệp, khách hàng, bạn bè...) như Google Drive. Bất kỳ ai sử dụng một trình duyệt web đều có thể xem một báo cáo trong Data Studio, không bắt buộc phải có tài khoản Google. Data Studio đã được thử nghiệm trên các trình duyệt Web như Chrome, Firefox và Safari. Việc chỉnh sửa các báo cáo và các nguồn dữ liệu trên các trình duyệt khác không được khuyến cáo sử dụng tại thời điểm này. Để tạo các báo cáo và các nguồn dữ liệu, bạn phải đăng nhập vào một tài khoản Google và tại một trong số những quốc gia được Data Studio hỗ trợ (trong đó có Việt Nam).

  • Ba nhiệm vụ chủ yếu để tạo một báo cáo đẹp với mục tiêu kể những câu chuyên bằng dữ liệu của bạn: Connect, visualize, share.

  • Connect: Kết nối báo cáo với dữ liệu của bạn.

  • Visualize: Hình dung hoá dữ liệu được đưa vào báo cáo.

  • Share: Chia sẻ báo cáo bạn tạo với đồng nghiệp, khách hàng hoặc bạn bè (có thể cộng tác cùng nhau tạo một báo).

  • Google Data Studio cung cấp cho bạn những công cụ để viết báo cáo và những công cụ hỗ trợ nguồn dữ liệu (có sẵn hoặc tạo mới) để tạo nên một báo cáo đẹp và hình dung hoá sự tương tác dữ liệu trong báo cáo với nhau. Đồng thời nó cũng cung cấp một số báo cáo mẫu và các nguồn dữ liệu có sẵn để giúp những người mới tạo báo cáo bằng Google Data Studio.

  • Data Sources (các nguồn dữ liệu) là các thành phần có thể sử dụng lại. Chúng có thể là các nguồn dữ liệu đã có sẵn của bạn trong Google Sheet, Google Analytics, Adwords ... hoặc các nguồn dữ liệu được bạn tạo mới để kết nối với các báo cáo của bạn. Dữ liệu trong các báo cáo của bạn là dữ liệu sống, chúng có thể được thay đổi và cập nhật mới. Có thể xem, đổi tên, tìm kiếm, sắp xếp, xoá hoặc chia sẻ các báo cáo hoặc các nguồn dữ liệu của bạn và có thể cung cấp những phản hồi, ý kiến của bạn cho Google.

  • Filter Controls (điều khiển bộ lọc):
  • [ ] Mục đích sử dụng Filter Controls trong Google Data Studio:

  • Các báo cáo của bạn có thể tương tác được với nhau.

  • Đồng nghiệp, khách hàng, bạn bè có thể tuỳ chỉnh được báo cáo của bạn.

  • Người dùng có thể tuỳ chỉnh thông tin họ xem được trong báo cáo của bạn.

  • [ ] Cách thức hoạt động của Filter:

  • Dựa trên một tham số (dimension) trong một nguồn dữ liệu.

  • Hiển thị giá trị tham số trong hộp kiểm tra (checkboxes).

  • Chứa hoặc loại trừ dữ liệu được tương tác.

  • [ ] Phạm vi của Filter:

  • Xác định các biểu đồ được lọc chọn.

  • Phạm vi page-level theo giá trị mặc định.

  • Nhóm các biểu đồ lại sử bộ lọc để hạn chế phạm vi.

  • Date Range Controls (kiểm soát khung thời gian): Cung cấp người xem một cách để thay khung thời gian của một báo cáo, điều này làm cho các báo cáo chứa các thông tin dựa trên thời gian các thông tin đó tương tác với nhau nhằm mục đích cho phép người xem tập trung vào khung thời gian mà họ quan tâm.

  • Thực nghiệm: Sử dụng các công cụ và các tuỳ chọn trong Data Studio để tạo các báo cáo như ảnh dưới đây

III. CARTO

  • CARTO là một công cụ hỗ trợ lập bản đồ dữ liệu và hình dung hoá dữ liệu (Data Mapping and Visualization Tool), là nền tảng cho vị trí dữ liệu thông minh đem lại những lợi ích cho các công ty và doanh nghiệp về nghiệp vụ bao gồm: phân tích dự đoán, phân tích rủi ro, các hoạt động phục vụ tinh giảm biên chế, giải pháp điều chỉnh hiệu quả về chi phí...CARTO được ứng dụng trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, giáo dục, phát triển Web, khai thác và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, quan sát Trái Đất...Hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm ứng dụng CARTO như CARTO Builder, Mobile SDK, Location Data , Data Observatory, Engine, Pricing...Rất nhiều các công ty doanh nghiệp trong nhiều ngành công nghiệp đang sử dụng công nghệ CARTO để đem lại lợi thế cạnh tranh cho mình.

  • Chúng ta đang sống trong một thế giới dữ liệu và mỗi người trong chúng ra đang chi rất nhiều tiền để cố gắng thu được giá trị thực sự mà dữ liệu mang lại. Mạng di động điều khiển từ xa tất cả các thiết bị kết nối Internet và tất cả các dữ liệu thu được đều đến từ các thiết bị nhỏ và tất cả các thiết bị này được kết nối với nhau để hầu như mỗi điểm dữ liêu sẽ đươc xác định theo vị trí và cho chúng ta biết dữ liệu được xuất phát từ các nguồn cụ thể. CartoDB là nơi dữ liệu kết hợp với nhau thành bản đồ, nó chứa các vị trí dữ liệu. Mọi người có thể phân tích, hình dung hoá và chia sẻ thông tin chi tiết với vị trí dữ liệu để tạo nên vị trí thông minh.

  • CartoDB là một cách thức mới để làm việc với vị trí dữ liệu. Đặc điểm:

  • [ ] Có các bảng điều khiển, nhập dữ liệu một cách dễ dàng để người dùng khám phá.

  • [ ] Nhanh, sáng tạo, phân tích tĩnh.

  • [ ] Tích hợp theo giá trị và độ thu phóng.
  • [ ] Ít mã hoá hơn nhưng thể hiện dữ liệu rõ ràng hơn.
  • [ ] Tương tác với các widgets động để thay đổi các phân tích của bạn.
  • [ ] Dùng ở mọi nơi với sự kiểm soát nhiều hơn.
  • [ ] Đồng bộ hoá và tham chiếu vị trí dữ liệu liên tục.
  • [ ] Kết nối các vị trí dữ liệu với nhau và phân tích dòng công việc để nhìn sâu bên trong dữ liệu của bạn.
  • [ ] Chia sẻ với đồng nghiệp, khách hàng, bạn bè…

    1. Carto Builder Widgets:
  • [ ] Xây dựng nhanh các tiện ích trong một checkbox.

  • [ ] Xem trước dữ liệu của bạn trong giao diện người dùng trước khi tạo một widget mới.

  • [ ] Widgets tự động thay đổi các phân tích của bạn.

  • [ ] Tạo nhiều bản đồ từ một dataset.

    1. Carto Builder isualization:
  • [ ] Lấy sự thể hiện dữ liệu một cách trực quan rất nhanh chóng bằng ngôn ngữ trực quan mới của CARTO: Tập hợp và theo giá trị.

  • [ ] Phản ánh giá trị dữ liệu của bạn bằng đường viền hoặc kích thước hoặc cả hai.

  • [ ] Sắp xếp các điểm dữ liệu bằng các công cụ tổ hợp.
  • [ ] Thiết kế một lần cho kiểu dáng và áp dụng nó cho các lớp và các quy trình làm việc khác nhau.

    1. Cách xây dựng map trong CartoDB:
  • [ ] Tạo một tài khoản Carto.

  • [ ] Tạo một map mới.

  • [ ] Thêm một Layer mới bằng cách kéo thả 1 dataset (có thể di chuyển hoán đổi vị trí các Layer với nhau bằng cách kéo thả nhanh).
  • [ ] Thêm và tuỳ chỉnh một Analysis mới cho phù hợp để làm phong phú hơn việc quan sát các điểm dữ liệu của map.
  • [ ] Tuỳ chỉnh kiểu dáng, màu sắc, độ phân giải, hiệu ứng, kích cỡ phù hợp cho các Layers, Widgets của map.
  • [ ] Tuỳ chỉnh phân loại, trộn...các điểm dữ liệu trong bản đồ của bạn.

    1. Thực nghiệm: Sử dụng cách xây dựng map trong CartoDB và các công cụ hỗ trợ để tạo map như ảnh dưới đây

results matching ""

    No results matching ""